Bệnh đại tràng nên ăn gì, kiêng gì ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hỗ trợ xử lý bệnh, giúp giảm bớt tình trạng đầy ghơi, đau bụng và đại tiện bất thường. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết được bệnh viêm đại tràng nên ăn gì và không nên ăn gì nhé!
1. Mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ ăn uống hàng ngày như:
- Vấn đề thực phẩm không an toàn dẫn đến rối loạn tiêu hóa triền miên dễ dẫn đến viêm đại tràng
- Ăn phải rau sống có nhiễm khuẩn
- Uống nước không đảm bảo sẽ dễ mắc lỵ amip gây viêm đại tràng
Có thể nói, viêm đại tràng là “bệnh từ miệng mà ra”, việc áp dụng chế độ ăn uống không khoa học hàng ngày có thể gây ra bệnh. Bên cạnh đó, với nam giới, việc sử dụng quá nhiều rượu bia dễ khiến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, là nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng.
Để cải thiện tình trạng bệnh, việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày sao cho hợp lý và khoa học là ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn ăn đúng cách, đường ruột của bạn sẽ khỏa mạnh và giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên. Việc kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học cùng phác đồ điều trị của bác sĩ là cách giúp cải thiện viêm đại tràng an toàn và hiệu quả tại nhà.
2. Bị viêm đại tràng nên ăn gì?
Vậy bệnh viêm đại tràng nên ăn gì để hỗ trợ xử lý bệnh hiệu quả? Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người viêm đại tràng được các chuyên gia tiêu hóa khuyên bổ sung:
+) Nhóm thực phẩm lành tính
Người viêm đại tràng nên ăn các thức ăn lành tính dễ tiêu và không gây kích thích
các viêm loét như:
- Gạo
- Khoai tây
- Ức gà
- Sữa ngũ cốc
- Chuối
- Khoai lang…
+) Nhóm thực phẩm giàu chất đạm:
Chất đạm đóng vai trò cung cấp năng lượng, tăng cường sự chuyển hóa các chất trong cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa rất ttoos. Bởi vậy, người viêm đại tràng nên bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm như:
- Thịt nạc
- Cá nạc
- Trứng
- Đậu phụ
- Giá đỗ
- Sữa đậu nành
- Sữa không đường
- Các loại sữa tách béo
- Các loại hạt dinh dưỡng giàu đạm thực vật
Tuy nhiên, người viêm đại tràng nên lưu ý, nên ăn thịt xay để dễ dàng tiêu hóa, giảm gánh nặng cho đại tràng. Đồng thời không nên cung cấp quá nhiều lượng đạm so với tiêu chuẩn mà chuyên gia tiêu hóa đưa ra: 1g đạm/1kg cơ thể/ngày. Ví dụ, bạn nặng 50 kg thì không nên ăn quá 50g đạm/ngày.
Với các loại thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng… nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến để dễ dàng tiêu hóa.
+) Rau xanh, hoa quả
Người viêm đại tràng nên ăn gì? Với viêm đại tràng thể táo bón, người bệnh nên tích cực bổ sung các loại rau rủ quả chứa nhiều chất xơ dễ tiêu như: chuối, bơ, khoai lang, khoai tây, rau mồng tơi, rau đay, bí đỏ…. Người bệnh nên cắt nhỏ và chế biến dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa.
Ngược lại, với những người bị viêm đại tràng thể lỏng thì hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất xơ bởi chất xơ sẽ khiến tình trạng đi ngoài trầm trọng hơn, các vết viêm loét khó lành hơn.
+) Uống nhiều nước
Mỗi ngày, việc uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày rất tốt cho người viêm đại tràng. Ngoài nước lọc, người bệnh hoàn toàn có thể dùng các loại đồ uống lành mạnh như sinh tốt, nước ép rau quả…
+) Bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày
Bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày, đặc biệt là Bào tử lợi khuẩn Bacillus được xem là giải pháp vàng giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng hiệu quả.
Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể sẽ sinh sản nhanh chóng, hình thành lớp màng sinh học bảo vệ vết viêm loét, hỗ trợ làm lành nhanh các tổn thương trong đại tràng.
Bacillus còn tiết ra hơn 70 chất kháng sinh sinh học, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, giúp nhanh chóng lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm đại tràng gây nên như tiêu chảy, táo bón…
Bên cạnh đó, Bào tử lợi khuẩn Bacillus còn tiết ra nhiều enzyme và vitamin kích thích quá trình tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
3. Bệnh viêm đại tràng nên kiêng gì?
Bên cạnh câu hỏi “bệnh viêm đại tràng không nên ăn gì” cũng không ít người thắc mắc “viêm loét đại tràng kiêng ăn gì”. Dưới dây là các nhóm thực phẩm mà người bệnh đại tràng nên hạn chế sử dụng:
- Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các chất có cồn, đồ uống có ga. Các loại đồ uống này dễ gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng. Đặc biệt, chúng tác động mạnh vào đường ruột, đặc biệt các vết viêm loét, khiến các tổn thương khó lành, thậm chí trầm trọng hơn.
- Đồ ăn chua, cay, nóng nên hạn chế sử dụng. Bởi chúng rất dễ kích thích niêm mạc ruột, khiến các vết viêm loét thêm trầm trọng.
- Đồ ăn ngọt hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ gây đầy bụng, khó tiêu, trướng bụng, ảnh hưởng đến vết viêm loét, dễ gây tiêu chảy
- Đồ tanh, sống, lạnh, để lâu, ôi thiu khiến vi khuẩn gây hại phát triển mạnh. Khi sử dụng dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây nên các hiện tượng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy..
- Chất xơ và các đồ ăn cứng khi tiêu hóa gây cọ xát khiến niêm mạc đại tràng tổn thương thêm, làm bệnh viêm đại tràng thêm nặng.
Bệnh đại tràng nên ăn gì, kiêng gì là đúng là cách hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh ở mức độ nhất định chứ không giúp điều trị bệnh. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có quá trình xử lý đúng, phù hợp với tình trạng của bản thân.