Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh chuyển sang mãn tính, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:
Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng
- Gây xuất huyết ồ ạt: xuất huyết trong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới thiếu máu cục bộ, có thể gây tử vong.
- Gây phình giãn đại tràng: Chức năng tiêu hóa suy giảm nghiêm trọng, đại tràng dễ bị loét và thủng nhiều lần. Tình trạng này gây tử vong khá cao.
- Thủng đại tràng: vết loét ăn sâu đến đại tràng bào mỏng thành đại tràng để lâu gây ra tình trạng thủng đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thế gây tử vong.
- Ung thư đại tràng: đây là tình trạng nguy hiểm nhất của biến chứng viêm đại tràng.
Tại sao bạn lại mắc bệnh viêm đại tràng?
Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:
- Do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn
- Nhiễm vi sinh vật gây bệnh do môi trường, ăn uống,…
- Viêm loét đại-trực tràng có thể do bệnh tự miễn
- Thói quen, sinh hoạt: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, …
Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính
Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mãn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.
- Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.
Điều trị viêm đại tràng đúng cách
- Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng
- Điều trị càng sớm càng tốt
- Xác định nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp
- Duy trì chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp
- Điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa tùy trường hợp
- Kết hợp sử dụng các sản phẩm từ thảo dược
Các giải pháp điều trị viêm đại tràng
Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.
- Nguyên nhân khác cần can thiệp ngoại khoa như: polyp đại tràng, ung thư đại tràng, …
Điều trị nội khoa
1. Mục tiêu điều trị
+) Mục tiêu dài hạn:
- Thoát khỏi triệu chứng viêm đại tràng: đau bụng, sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài phân lỏng, phân sống, táo bón, rối loạn tiêu hóa, co thắt đại tràng.
- Lành vết loét và thương tổn, phục hồi niêm mạc đại tràng, ruột.
- Tăng đề kháng đường ruột, ngăn ngừa, giảm các yếu tố tấn công, tăng cường yếu tố bảo vệ.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tái phát và biến chứng nguy hiểm của bệnh.
- Không cần thực hiện điều trị ngoại khoa.
- Người bệnh trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.
+) Mục tiêu ngắn hạn:
- Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, bất tiện của viêm đại tràng.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Các loại thuốc nội khoa
- Kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng
- Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn
- Bồi hoàn nước và chất điện giải là hết sức cần thiết nhằm mục đích không để trụy tim mạch
Tuy nhiên, các thuốc này thường gây tác dụng phụ: Tiêu diệt cả lợi khuẩn, khiến bệnh tái phát nhanh chóng, buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay, tụt huyết áp, thậm chí gây suy thận…
3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Mặc dù người bị viêm đại tràng có khả năng cao bị suy dinh dưỡng, nhưng bạn không thể sử dụng quá nhiều thức ăn để thúc đẩy tình hình mà phải dựa vào các yếu tố bệnh tình để xây dựng lượng chất dinh dưỡng khoa học nhất. Để xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho người viêm đại tràng một cách hợp lý ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
-
Chất béo: hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỡ động vật hoặc các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Người bệnh chỉ nên tiêu thụ khoảng 10 – 15g chất béo trong 1 ngày.
-
Protein (hay còn được gọi là chất đạm): đây là thành phần lớn góp phần giúp tăng trọng lượng cơ thể, vì vậy lượng dinh dưỡng cũng cần được ưu tiên, nhưng cũng không được quá nhiều. Một ngày cơ thể người bệnh chỉ nên tiêu hóa khoảng 60 – 80g chất đạm.
-
Chất bột đường nên sử dụng khoảng 300g mỗi ngày.
-
Luôn bổ sung đủ nước, vitamin và muối khoáng cho cơ thể người bệnh.
-
Phải đảm bảo nguồn năng lượng từ thức ăn không dưới 1.600 Calo sẽ giúp cơ thể người bệnh mau hồi phục, tuy nhiên cũng không được gò ép tiêu thụ quá nhiều năng lượng vượt quá 1.800 Calo.
Bên cạnh các tiêu chí về lượng chất dinh dưỡng hấp thụ thì việc tránh các loại thức ăn quá cứng hoặc đồ sống cũng phải được gia đình và người bệnh lưu ý. Đặc biệt các thực phẩm cứng, sắc nhọn sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới thành đại tràng, gây viêm loét rộng hơn.
4. Kết hợp sử dụng các sản phẩm từ thảo dược
Theo nghiên cứu trong những năm gần đây có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giúp ngăn ngừa sự tiến diễn của viêm đại tràng rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như: các sản phẩm từ tinh nghệ Nano Curcumin, vỏ cây du trơn,…